Hướng dẫn thiết kế studio chụp ảnh món ăn tại nhà đơn giản nhất
Mình đoán là có khá nhiều anh em thích chụp ảnh nhưng đang phải treo máy ở nhà vì tình hình dịch bệnh rất căng, chính vì vậy mình viết bài này để hướng dẫn mọi người tự thiết kế một chiếc studio chụp ảnh món ăn tại nhà hết sức đơn giản với chi phí tiết kiệm nhé.
Vậy tại sao lại chụp ảnh món ăn mà không phải thứ khác nhỉ?
Đầu tiên là vì nội dung chụp rất phong phú, không nhất thiết phải chụp với các món ăn sang trọng mà các bạn có thể sáng tạo với các nguyên liệu sẵn có trong bếp của mình.
Thứ hai là các bạn có thể sáng tạo bất cứ thời gian nào và bất kỳ món ăn nào mà các bạn thấy thích. Ví dụ như những món đơn giản lúc ăn sáng, lúc nhâm nhi một tách cafe hoặc một món ăn vô cùng bắt mắt mà các bạn đã dày công chuẩn bị
Điều thứ ba mà mình nghĩ khá quan trọng đó là ngành dịch vụ chụp ảnh đồ ăn cho các nhà hàng cũng là ngành khá hot. Nếu các bạn tập luyện chăm chỉ và xây dựng được một portfolio với nhiều hình ảnh chất lượng thì biết đâu một ngày nào đó các bạn sẽ nhận được những lời mời hợp tác từ các thương hiệu lớn thì sao? Rất có thể đấy nhé, vậy thì bây giờ hãy tham khảo các trang thiết bị cơ bản cần phải có cho studio nhé.
Trang thiết bị cơ bản cho Studio
Gọi là Studio cho oai một tí nhưng thực ra các bạn chỉ cần một khoảng không gian vừa phải với một chiếc bàn vững chãi là ổn rồi. Bài viết này dành cho các bạn đã có sẵn máy ảnh rồi nhé, còn bây giờ thì mới đến các thiết bị mà các bạn phải sắm thêm đây.
1.Lens
Vì chụp ảnh đồ ăn thường là kiểu chụp cận cảnh cảnh nên các bạn cần phải có lens macro. Loại ống kính sẽ cho phép các bạn đưa máy lại gần vật thể hơn, với tỉ lệ phóng đại 1:1 giúp vật thể khi lên hình có kích thước chuẩn nhất, không bị hiện tượng méo hình.
Mỗi một dòng máy ảnh đều có một loại lens macro riêng, ví dụ như : Nikon AF-S VR Micro-Nikkor 105mm F2.8G, Canon 100mm f2.8 L IS USM … Tuy nhiên chi phí cho các lens chính hãng này khá cao nên mình đưa ra một số lựa chọn của các hãng sản xuất ống kính khác như Tamron SP 90mm f2.8 DI, Tokina Atx-i 100mm f2.8 … với chi phí mềm hơn rất nhiều.
Một chiếc lens nữa cũng khá cơ bản với mức giá hạt dẻ mà mình nghĩ ai mới tập chụp đều có, đó là lens 50mm F1.8 vô cùng thông dụng. Các bạn sẽ khá cần lens này khi chụp ảnh ở góc chụp topdown (góc nhìn từ trên xuống) đấy.
Tham khảo lens 50mm F1.8: https://shope.ee/89wKUQb796
2. Đèn Flash Studio
Trong nhiếp ảnh thì ánh sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi chụp đồ ăn các bạn có thể tận dụng ánh sáng mặt trời tuy nhiên nguồn sáng này thay đổi khá nhanh, khó nắm bắt nên mình khuyên các bạn nên sắm những chiếc đèn Flash Studio với mức giá vừa phải là đủ dùng. Ví dụ như: đèn Godox DP400III, Jinbei DMII-4…
Tham khảo đèn Flash Studio: https://shope.ee/fqJYxVG2D
3. Trigger
Nếu đã có đèn Flash Studio thì không thể thiếu được Trigger rồi. Đây là thiết bị để kết nối tín hiệu khi sử dụng đèn flash ngoài máy ảnh. Có rất nhiều loại Trigger khác nhau nhưng mình khuyên các bạn nên dùng loại có thể điều khiển luôn được công suất đèn ngay trên Trigger nhé.
Tham khảo Trigger: https://shope.ee/1fiqkyN0Vt
4. Light Modifier
Hiểu nôm na thì Light Modifier là các công cụ để hắt sáng hoặc tản sáng. Có rất nhiều loại Light Modifier khác nhau ví dụ như: softbox, dù phản, dù xuyên … mỗi loại đều có công dụng riêng. Tuy nhiên mình sẽ chỉ cho các bạn một số loại cơ bản mà mình hay sử dụng.
– Softbox: Thường mua kèm khi mua các loại đèn flash studio như mình vừa giới thiệu ở trên. Công dụng của nó là tạo ra nguồn sáng lớn và đều, thông dụng nhất chính là softbox hình chữ nhật kích thước 60 x 90cm.
Tham khảo Softbox: https://shope.ee/9URi5ZoD5N
– Tấm hắt sáng 5 trong 1: có nhiều tác dụng như hắt sáng trắng, hắt sáng bạc, hắt sáng vàng, che sáng và tản sáng nên được các studio sử dụng rất nhiều.
Tham khảo tấm hắt sáng 5 in 1: https://shope.ee/5zrpvC0K3N
– Tấm bìa fomex trắng: Đây thực sự là những tấm hắt sáng vô cùng tốt Nếu muốn hắt sáng vàng, hắt sáng bạc hoặc làm tấm đen che sáng thì chỉ việc mua các loại decal tương tự rồi dán lên là xong. Đảm bảo với các bạn công dụng không thua gì tấm hắt sáng 5 trong 1 mà giá vô cùng rẻ.
Tham khảo bìa fomex: https://shope.ee/4pfsX6yTPU
Tham khảo decal: https://shope.ee/9el8I3eSQK
5. Tripod
Trong chụp ảnh đồ ăn hoặc sản phẩm thì tripod là thứ không thể thiếu được vì nó giúp ổn định góc chụp của máy ảnh trong thời gian dài. Theo kinh nghiệm của mình thì các bạn hãy chọn loại tripod có thương hiệu hẳn hoi vì còn sử dụng lâu dài và nên chọn loại có thanh đòn ngang để dễ dàng chụp thêm góc từ trên xuống.
Tham khảo Tripod: https://shope.ee/3VAUwoHvPs
6. Phông nền
Có rất nhiều loại phông nền khi chụp ảnh food, tùy vào style của từng người hoặc từng concept mà sử dụng cái loại nền khách nhau. Từ gỗ, đá, nhựa pvc cho đến các loại phông nền bằng giấy. Mình sẽ để link những loại nền mà mình hay sử dụng ở dưới để các bạn tham khảo nhé.
Tham khảo phông nền chụp món ăn: https://shope.ee/2puo9f4lMW
7. Chân kẹp giữ đồ và kẹp phông nền
Chiếc chân kẹp giữ đồ này thực ra là chiếc chân kẹp mic với giá rất rẻ và có nhiều công dụng như giữ các tấm hắt sáng đúng vị trí hoặc dùng để treo phông nền lên. Các bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng nhạc cụ hoặc trên shopee nhé.
Tham khảo chân kẹp giữ đồ: https://shope.ee/6ABG7qher5
Còn đây là những chiếc kẹp giúp các bạn giữ phông nền một cách chắc chắn hoặc dùng để kẹp cố định vị trí của những tấm fomex hắt sáng như mình đã giới thiệu ở trên.
Tham khảo kẹp phông nền: https://shope.ee/9el8IMJeUK
Sơ sơ từng này cũng đủ thiết kế studio chụp ảnh món ăn nhỏ nhỏ xinh xinh để các bạn thỏa mãn đam mê rồi nhưng vẫn còn một phần nữa rất quan trọng với Food Photogaphy đó là Props. Tuy nhiên nếu cho thêm vào bài này thì sẽ rất dài nên mình bổ sung ở bài viết này, các bạn nhớ đọc để hiểu rõ hơn về Props nha.
Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi hoặc cần giải đáp gì thì hãy liên hệ với mình qua fanpgae hoặc group dưới đây nhé. Cám ơn các bạn rất nhiều.
Tham gia trang Chia sẻ Presets And More
Tham gia Preset And More Group